Mô hình dạy học và chất lượng học tập
Trong quá trình học, người học có thể tiến hành hoạt động học dưới nhiều hình thức khác nhau trong những điều kiện khác nhau. Hoạt động học của người học nói chung dù ở hình thức nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Mọi tác động từ bên ngoài (nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học…) phải làm sao huy động được sự nỗ lực của cá nhân người học thì mới có hiệu quả.
Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: “Mối quan hệ giữa dạy và học về bản chất là mối quan hệ giữa ngoại lực và nội lực”, trong đó trò tự học – năng lực tự học là nội lực phát triển bản thân người học, thầy dạy – tác động dạy của thầy là ngoại lực đối với sự phát triển của người học. Dựa trên những quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong giáo dục ta phân tích thành hai mô hình dạy học sau:
1. Mô hình dạy học “Lấy ngoại lực – dạy làm nhân tố quyết định”.
Nếu xem ngoại lực là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học, thì việc dạy của người thầy được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của học sinh, tương ứng với nó là mô hình dạy học “lấy ngoại lực – dạy làm nhân tố quyết định”. Theo mô hình này thì người giáo viên đảm nhiệm cả ba chức năng:
– Làm ra sản phẩm: Trên lớp học thầy tạo ra nội dung sản phẩm dưới hình thức bài giảng được chuẩn bị trước theo đúng chương trình, sách giáo khoa và trình độ học sinh, ở đây thầy là trung gian phản chiếu tri thức.
– Quản lý: Tổ chức sự vận hành của lớp trong một không gian, thời gian được quy định, học sinh phải lắng nghe, ghi chép bài giảng, trả lời các câu hỏi,…
– Điều chỉnh hoạt động: Giám sát, giữ trật tự, phát vấn, phạt…, thầy là người chủ động trong mọi trường hợp.
Mô hình này bao hàm nhiều nhược điểm, nhiều nguy cơ:
+ Nếu thầy là trung gian giữa trò và tri thức theo kiểu truyền đạt (truyền – thu), thì thầy – trung gian có thể là màn ảnh cũng có thể là màn che.
+ Với mô hình dạy học này thì bài giảng của thầy trở thành tri thức cho học sinh, theo lý thuyết những gì thầy làm tương ứng với những gì trò có thể làm nhưng thực tế sự tương ứng đó ít khi đạt được vì nó còn phụ thuộc những gì thầy truyền đi được trò tiếp nhận như thế nào.
+ Ở mô hình này thì người học trở nên thụ động, thiếu tự chủ, học thông qua hành động và sự truyền giảng của giáo viên chứ không phải bằng hành động của chính mình. Như thế thì không đảm bảo tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy, có năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống.
Nhưng bên cạnh đó mô hình này cũng có những lợi thế nhất định:
+ Tiết kiệm, có thể truyền đạt một số kiến thức lớn trong một thời gian ngắn, điều kiện dạy học đơn giản.
+ Đây là phương pháp an toàn nhất và dễ dàng nhất đối với giáo viên vì có thể chuẩn bị trước bài giảng và chủ động thực hiện theo kế hoạch.
Chính vì những lợi thế đó cho nên mặc dù bị phê phán nhiều, đã được cải tiến thay đổi nhiều nhờ các phương tiện dạy học hiện đại, mô hình dạy học này vẫn là mô hình quen thuộc đối với không ít giáo viên.
2. Mô hình dạy học “lấy nội lực – tự học làm nhân tố quyết định”.
Mô hình dạy học nội lực – việc tự học được xem là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học, người học được xem như là chủ thể của quá trình chiếm lĩnh tri thức, việc lĩnh hội tri thức được tiến hành một cách chủ động bởi chính hành động của bản thân để tạo ra sự phát triển. Thầy có chức năng tổ chức, định hướng và điều chỉnh hoạt động của trò. Chúng ta có thể thấy một số nét đặc trưng của mô hình dạy học này như sau:
– Người học không còn là khán giả thụ động, xem thầy trình diễn, mà là chủ thể, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình.
– Lớp học là cộng đồng, là môi trường xã hội, nơi diễn ra sự trao đổi, giao tiếp, hoạt động hợp tác giữa trò – trò, thầy – trò.
– Thầy là người hướng dẫn, tổ chức gợi mở vấn đề cho người học nghiên cứu, tổ chức cho trò cách học, cách giải quyết vấn đề, tổ chức cho trò tự thể hiện mình, hợp tác với bạn, thầy kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình học của trò.
Có thể nói đây là một mô hình dạy học lấy việc học làm gốc, người học trong sự hợp tác với bạn học, dưới sự hướng dẫn của thầy chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình, do đó có hứng thú và có động cơ học. Quá trình học tập của học sinh rất chủ động vì học sinh không lệ thuộc hoàn toàn vào việc ghi nhớ bài giảng của thầy, nhờ nắm được mục đích của hành động và cách thức hành động cho nên học sinh có thể tự kiểm soát và điều chỉnh được quá trình học tập của mình. Nhờ đó mà việc dạy học theo mô hình này có thể phát triển được tính tự chủ, chủ động và sáng tạo, phát triển được khả năng giao tiếp, hợp tác của học sinh.
Mô hình nào cũng có những mặt ưu điểm, tồn tại những khuyết điểm, tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể ứng dụng phù hợp, linh hoạt. Dù như thế nào cũng phải đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy và học, xem cá nhân người học – với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện, thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu.
Với bất kỳ mô hình nào để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao thì phải khơi gợi tính chủ động, phát huy năng lực sáng tạo của người học, đồng thời đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực trong mỗi học sinh, chuẩn bị tốt cho học sinh tham gia phát triển bản thân, lĩnh hội tốt kiến thức được truyền đạt, tích lũy kỹ năng phát triển sau này.
1. Mô hình dạy học “Lấy ngoại lực – dạy làm nhân tố quyết định”.
Nếu xem ngoại lực là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học, thì việc dạy của người thầy được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của học sinh, tương ứng với nó là mô hình dạy học “lấy ngoại lực – dạy làm nhân tố quyết định”. Theo mô hình này thì người giáo viên đảm nhiệm cả ba chức năng:
– Làm ra sản phẩm: Trên lớp học thầy tạo ra nội dung sản phẩm dưới hình thức bài giảng được chuẩn bị trước theo đúng chương trình, sách giáo khoa và trình độ học sinh, ở đây thầy là trung gian phản chiếu tri thức.
– Quản lý: Tổ chức sự vận hành của lớp trong một không gian, thời gian được quy định, học sinh phải lắng nghe, ghi chép bài giảng, trả lời các câu hỏi,…
– Điều chỉnh hoạt động: Giám sát, giữ trật tự, phát vấn, phạt…, thầy là người chủ động trong mọi trường hợp.
Mô hình này bao hàm nhiều nhược điểm, nhiều nguy cơ:
+ Nếu thầy là trung gian giữa trò và tri thức theo kiểu truyền đạt (truyền – thu), thì thầy – trung gian có thể là màn ảnh cũng có thể là màn che.
+ Với mô hình dạy học này thì bài giảng của thầy trở thành tri thức cho học sinh, theo lý thuyết những gì thầy làm tương ứng với những gì trò có thể làm nhưng thực tế sự tương ứng đó ít khi đạt được vì nó còn phụ thuộc những gì thầy truyền đi được trò tiếp nhận như thế nào.
+ Ở mô hình này thì người học trở nên thụ động, thiếu tự chủ, học thông qua hành động và sự truyền giảng của giáo viên chứ không phải bằng hành động của chính mình. Như thế thì không đảm bảo tạo ra những con người tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực tư duy, có năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống.
Nhưng bên cạnh đó mô hình này cũng có những lợi thế nhất định:
+ Tiết kiệm, có thể truyền đạt một số kiến thức lớn trong một thời gian ngắn, điều kiện dạy học đơn giản.
+ Đây là phương pháp an toàn nhất và dễ dàng nhất đối với giáo viên vì có thể chuẩn bị trước bài giảng và chủ động thực hiện theo kế hoạch.
Chính vì những lợi thế đó cho nên mặc dù bị phê phán nhiều, đã được cải tiến thay đổi nhiều nhờ các phương tiện dạy học hiện đại, mô hình dạy học này vẫn là mô hình quen thuộc đối với không ít giáo viên.
2. Mô hình dạy học “lấy nội lực – tự học làm nhân tố quyết định”.
Mô hình dạy học nội lực – việc tự học được xem là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học, người học được xem như là chủ thể của quá trình chiếm lĩnh tri thức, việc lĩnh hội tri thức được tiến hành một cách chủ động bởi chính hành động của bản thân để tạo ra sự phát triển. Thầy có chức năng tổ chức, định hướng và điều chỉnh hoạt động của trò. Chúng ta có thể thấy một số nét đặc trưng của mô hình dạy học này như sau:
– Người học không còn là khán giả thụ động, xem thầy trình diễn, mà là chủ thể, tự mình tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình.
– Lớp học là cộng đồng, là môi trường xã hội, nơi diễn ra sự trao đổi, giao tiếp, hoạt động hợp tác giữa trò – trò, thầy – trò.
– Thầy là người hướng dẫn, tổ chức gợi mở vấn đề cho người học nghiên cứu, tổ chức cho trò cách học, cách giải quyết vấn đề, tổ chức cho trò tự thể hiện mình, hợp tác với bạn, thầy kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình học của trò.
Có thể nói đây là một mô hình dạy học lấy việc học làm gốc, người học trong sự hợp tác với bạn học, dưới sự hướng dẫn của thầy chiếm lĩnh tri thức bằng hành động của chính mình, do đó có hứng thú và có động cơ học. Quá trình học tập của học sinh rất chủ động vì học sinh không lệ thuộc hoàn toàn vào việc ghi nhớ bài giảng của thầy, nhờ nắm được mục đích của hành động và cách thức hành động cho nên học sinh có thể tự kiểm soát và điều chỉnh được quá trình học tập của mình. Nhờ đó mà việc dạy học theo mô hình này có thể phát triển được tính tự chủ, chủ động và sáng tạo, phát triển được khả năng giao tiếp, hợp tác của học sinh.
Mô hình nào cũng có những mặt ưu điểm, tồn tại những khuyết điểm, tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể ứng dụng phù hợp, linh hoạt. Dù như thế nào cũng phải đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy và học, xem cá nhân người học – với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người – vừa là chủ thể, vừa là mục đích của quá trình đó, phấn đấu tiến tới cá thể hóa quá trình học tập với sự trợ giúp của các phương tiện, thiết bị hiện đại, để cho tiềm năng của mỗi học sinh được phát triển tối ưu.
Với bất kỳ mô hình nào để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao thì phải khơi gợi tính chủ động, phát huy năng lực sáng tạo của người học, đồng thời đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm mới có thể đóng vai trò là người gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn trong các hoạt động độc lập của học sinh, đánh thức năng lực trong mỗi học sinh, chuẩn bị tốt cho học sinh tham gia phát triển bản thân, lĩnh hội tốt kiến thức được truyền đạt, tích lũy kỹ năng phát triển sau này.
Nguyễn Vũ Thiện
Bộ môn: Tin học – Ngoại ngữ
Bộ môn: Tin học – Ngoại ngữ