Vận dụng ngôn ngữ cơ thể trong phương pháp thuyết trình
Có thể nói thuyết trình là phương pháp giảng dạy phổ biến nhất mà giáo viên sử dụng để dạy lý thuyết. Nói chung đây là phương pháp mà giáo viên sử dụng lời nói và ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt nội dung học tập cho người học.
Ảnh: Minh họa
Phương pháp này thường không phát huy hết hiệu quả vì giáo viên thường chỉ dùng lời giảng thông báo thông tin, nội dung bài giảng mang tính đồng loạt đến học sinh. Học sinh thì tiếp nhận một cách thụ động những thông tin đó, họ chỉ nghe, nhìn theo lời giảng của thầy và ghi nhớ. Giáo viên chỉ sử dụng lời nói một chiều để truyền đạt thông tin cho người học, còn người học gần như thụ động tiếp nhận thông tin từ phía người thuyết trình mà ít có cơ hội thể hiện và áp dụng các ý tưởng của mình đối với tài liệu học tập. Có khi lên lớp giáo viên nói như một cái máy, còn học viên thì có cảm tưởng như đang nghe radio bằng tiếng nước ngoài! Do đó mà bài học dễ sa vào đơn điệu, người học thì cảm thấy chóng nhàm chán và dễ mệt mỏi.
Một bài thuyết trình hay là sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba yếu tố: Ngôn từ, giọng điệu (lời nói) và ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười…), trong đó ngôn ngữ cơ thể chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự lôi cuốn của bài thuyết trình. Nếu chúng ta quá lạm dụng lời nói, trong khi ngôn từ thì quá khô khan học thuật thì tác động của bài thuyết trình tới học viên sẽ rất hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trao đổi một vài yếu tố ngôn ngữ cơ thể sau đây có thể vận dụng khi thuyết trình:
– Ánh mắt
“Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn”. Trong thuyết trình, ánh mắt cũng làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin. Một người nói thiếu kinh nghiệm thì ánh mắt thường đảo liên tục, hay nhìn lên nhìn xuống, liếc ngang liếc dọc. Ánh mắt hướng lên là biểu hiện của sự kiêu ngạo và coi thường người nghe, ánh mắt nhìn xuống, có nghĩa là diễn giả đang xấu hổ, sợ hãi hay hối hận vì một điều gì đó; ánh mắt nhìn trái, nhìn phải là biều hiện của sự hốt hoảng hay lúng túng còn nếu khi nói mà nhìn ra cửa sổ thì diễn giả có lẽ không thèm để ý đến người nghe.
Một người nói có kinh nghiệm thường vận dụng ánh mắt của mình một cách thích hợp và khéo léo để thể hiện tình cảm của mình, ảnh hưởng và lan tỏa tới người nghe. Học viên có thể từ đôi mắt của người thầy mà cảm nhận được cái hồn của bài giảng và đọng lại một cách sâu sắc trong tâm trí họ. Sau đây là một số cách biểu hiện ánh mắt trong thuyết trình:
+ Thứ nhất, là cách nhìn thẳng. Cách này yêu cầu người nói luôn nhìn thẳng phía trước, điểm nhìn phải rơi vào giữa mặt người nghe. Nếu buổi đầu thuyết trình còn mang tâm lý ngại nhìn thẳng vào người đối diện, người nói có thể chọn một điểm cố định trên tường hoặc trên đầu người nghe và “treo” mắt vào đó. Trên cơ sở này, thay đổi tia nhìn, bao quát toàn bộ học viên. Như thế mỗi người đều cảm thấy thầy như đang nói với mình, từ đó thu hút sự chú ý của họ. Đồng thời cách nhìn này cũng có lợi cho thầy lúc nào cũng có thể quan sát được không khí toàn cuộc và thái độ người nghe mà điều khiển hành vi của mình cho phù hợp.
+ Thứ hai là cách nhìn theo hình vòng tròn, yêu cầu ánh mắt của diễn giả phải quét từ phải sang trái, từ trước ra sau của toàn cuộc, phải tiếp xúc ánh mắt của toàn thể người nghe, tăng cường liên hệ ánh mắt giữa hai bên. Cách này được áp dụng khi cần bao quát nhanh toàn bộ lớp học nhằm tạo cơ sở giao tiếp ban đầu. Trên nền tảng của cách nhìn thẳng, cộng thêm với cách nhìn theo hình vòng tròn có thể thu được hiệu quả tốt.
+ Thứ ba là cách nhìn điểm. Đó là cách nhìn ngẫu nhiên, ánh mắt chăm chú quan sát một người riêng biệt, hoặc một góc riêng biệt. Đây là cách nhìn có chủ ý của giáo viên nhằm gây một hiệu ứng nào đó, chẳng hạn, đối với người nghe chăm chú thì phương pháp này có tác dụng dẫn dắt, còn đối với người nghe chưa tập trung thì có tác dụng phê bình, nhắc nhở.
+ Thứ tư là cách nhìn lướt. Đây là cách mà có vẻ như giáo viên đang nhìn học viên nhưng thực sự là không thấy các em. Tại sao như vậy? Lớp học có nhiều học viên và mỗi em có những biểu hiện thái độ khác nhau như cười, ngáp, nhăn mặt, đăm chiêu… khi ngồi nghe giảng. Người thầy khi nói thì có thể bị phân tâm khi chứng kiến những biểu lộ như vậy, nhất là giáo viên mới, nhưng nếu khi giảng mà không nhìn học viên thì lại không đạt hiệu quả cao nhất có thể. Và để tránh bị mất tập trung khi giảng thì giáo viên có thể áp dụng cách nhìn này. Khi đó học viên có cảm tưởng như thầy đang nhìn mình, nhưng thực ra người thầy “nhìn” mà không thấy và đang rất tập trung vào bài giảng.
Cuối cùng là cách nhắm mắt. Khi cần thể hiện một tình cảm hay thái độ nào đó thì người nói có thể nhắm mắt tạm thời và im lặng trong một khoảnh khắc. Ví dụ có thể dùng cách nhắm mắt tạm thời này để thể hiện niềm tiếc thương đối với những hy sinh, mất mát hoặc thể hiện sự khâm phục đối với những người có cống hiến to lớn…
– Nụ cười và biểu hiện của khuôn mặt
Nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Roussau đã từng nói: “Nụ cười là một loại thuốc trấn tĩnh không có tác dụng phụ”. Nụ cười là biểu hiện tốt đẹp của khuôn mặt và là biểu hiện của sự tự tin. Khi đang thuyết trình mà mỉm cười thì có thể xây dựng nên mối quan hệ hài hòa với người nghe, xóa đi bức tường tâm lý ngăn cách giữa thầy và trò, góp phần tạo nên sự nhẹ nhõm trong lớp học, hạn chế sự căng thẳng khô khan không cần thiết, nhất là khi phải truyền đạt những lý luận khoa học mang tính hàn lâm và trừu tượng.
Ngoài ra khi nói cần chú ý đến biểu hiện của khuôn mặt, không những phải tự nhiên mà còn phong phú và sinh động. Nếu từ đầu đến cuối tiết học, khuôn mặt thầy giáo lúc nào cũng trơ ra, không hề có chút biểu hiện tình cảm nào, thì chỉ giống như một pho tượng biết nói. Như thế sẽ không khơi dậy một tình cảm gì nơi người nghe, cũng không đem lại cho người nghe điều gì, đừng nói gì đến tác dụng truyền thụ. Lại có người tuy khuôn mặt cũng có biểu hiện tình cảm nhưng lại thiếu sự thay đổi hoặc biểu hiện thái độ giả tạo, cố làm ra vẻ. Biểu hiện khuôn mặt vừa phải tự nhiên, vừa phải thay đổi nhiều. Như thế thì học viên mới cảm thấy thoải mái, bài học mới thêm sinh động và dễ đi vào lòng người nghe.
– Chú ý đến hành động của tay
Động tác tay tự nhiên và ổn định có thể giúp cho giáo viên trình bày vấn đề một cách bình tĩnh; động tác tay nhanh và mạnh có thể giúp cho tình cảm diễn giả thăng hoa, bay bổng hòa mình vào bài giảng. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về các kiểu và công dụng của động tác tay, điều đó giúp chúng ta sử dụng linh hoạt ngôn ngữ này của cơ thể, góp phần tăng hiệu quả thuyết trình.
Về đại thể, có bốn kiểu động tác tay. Kiểu thứ nhất là kiểu chỉ thị. Chủ yếu là chỉ những số lượng cụ thể, đây là động tác mà người nói có thể đếm hoặc chỉ chính xác vào một người hoặc một vật đang hiện diện ở trong cuộc nói chuyện, đem lại nhận thức trực quan cho người nghe. Đây là cách dùng tay thường xuyên nhất và cũng ở mức độ thấp nhất của người giáo viên.
Kiểu thứ hai là kiểu mô phỏng (mô tả), đây là kiểu mà giáo viên vừa nói vừa dùng hai tay minh họa và mô tả sự vật hiện tượng nào đó, cung cấp cho người nghe một sự hình dung cụ thể hơn. Cách này đòi hỏi người nói phải nhuần nhuyễn vấn đề cần trình bày, có thể lộn xuôi hay lật ngược vấn đề mà vẫn giữ được trọng tâm của nó.
Kiểu thứ ba là kiểu tình cảm, đây là kiểu mà người nói dùng tay để biểu hiện tình cảm và lan tỏa tình cảm đến người nghe. Kiểu dùng tay này thường thấy ở những người giáo viên lâu năm, có vốn sống phong phú. Người thầy biết cách thả hồn mình vào bài giảng và bộc lộ cảm xúc đúng lúc. Khi đôi tay của họ kết hợp với ngôn từ bay bổng và giọng nói có tốc độ và thanh điệu phù hợp sẽ làm cho những lý luận vốn “khô như ngói” trở nên mềm mại hơn.
Tuy nhiên không phải vận dụng tay lúc nào cũng đem lại hiệu quả, không được lạm dụng mà phải sử dụng đúng mực. Không nên sử dụng quá nhiều động tác tay dẫn đến huơ tay, vung tay, biên độ của hai tay cũng không được quá lớn. Động tác tay cũng tạo ấn tượng như ánh mắt, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ mất đi sức mạnh tình cảm của nó. Nói chung, động tác tay tự nhiên và ổn định có thể giúp cho người nói thuyết minh vấn đề một cách bình tĩnh; động tác tay nhanh và mạnh có thể giúp cho tình cảm diễn giả thăng hoa.
Trên đây là những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ cơ thể, trong quá trình nói, ngôn ngữ cơ thể mà người thuyết trình biểu hiện có thể còn nhiều yếu tố khác hết sức đa dạng như lắc đầu, nhún vai, cúi người…Ngoài ra không thể xem nhẹ vai trò của ngôn từ và giọng nói trong khi thuyết trình. Chúng cùng với ngôn ngữ cơ thể tạo nên một bài thuyết trình có sức hút tuyệt vời./.
Một bài thuyết trình hay là sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba yếu tố: Ngôn từ, giọng điệu (lời nói) và ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười…), trong đó ngôn ngữ cơ thể chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong việc tạo nên sự lôi cuốn của bài thuyết trình. Nếu chúng ta quá lạm dụng lời nói, trong khi ngôn từ thì quá khô khan học thuật thì tác động của bài thuyết trình tới học viên sẽ rất hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trao đổi một vài yếu tố ngôn ngữ cơ thể sau đây có thể vận dụng khi thuyết trình:
– Ánh mắt
“Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn”. Trong thuyết trình, ánh mắt cũng làm nhiệm vụ truyền đạt thông tin. Một người nói thiếu kinh nghiệm thì ánh mắt thường đảo liên tục, hay nhìn lên nhìn xuống, liếc ngang liếc dọc. Ánh mắt hướng lên là biểu hiện của sự kiêu ngạo và coi thường người nghe, ánh mắt nhìn xuống, có nghĩa là diễn giả đang xấu hổ, sợ hãi hay hối hận vì một điều gì đó; ánh mắt nhìn trái, nhìn phải là biều hiện của sự hốt hoảng hay lúng túng còn nếu khi nói mà nhìn ra cửa sổ thì diễn giả có lẽ không thèm để ý đến người nghe.
Một người nói có kinh nghiệm thường vận dụng ánh mắt của mình một cách thích hợp và khéo léo để thể hiện tình cảm của mình, ảnh hưởng và lan tỏa tới người nghe. Học viên có thể từ đôi mắt của người thầy mà cảm nhận được cái hồn của bài giảng và đọng lại một cách sâu sắc trong tâm trí họ. Sau đây là một số cách biểu hiện ánh mắt trong thuyết trình:
+ Thứ nhất, là cách nhìn thẳng. Cách này yêu cầu người nói luôn nhìn thẳng phía trước, điểm nhìn phải rơi vào giữa mặt người nghe. Nếu buổi đầu thuyết trình còn mang tâm lý ngại nhìn thẳng vào người đối diện, người nói có thể chọn một điểm cố định trên tường hoặc trên đầu người nghe và “treo” mắt vào đó. Trên cơ sở này, thay đổi tia nhìn, bao quát toàn bộ học viên. Như thế mỗi người đều cảm thấy thầy như đang nói với mình, từ đó thu hút sự chú ý của họ. Đồng thời cách nhìn này cũng có lợi cho thầy lúc nào cũng có thể quan sát được không khí toàn cuộc và thái độ người nghe mà điều khiển hành vi của mình cho phù hợp.
+ Thứ hai là cách nhìn theo hình vòng tròn, yêu cầu ánh mắt của diễn giả phải quét từ phải sang trái, từ trước ra sau của toàn cuộc, phải tiếp xúc ánh mắt của toàn thể người nghe, tăng cường liên hệ ánh mắt giữa hai bên. Cách này được áp dụng khi cần bao quát nhanh toàn bộ lớp học nhằm tạo cơ sở giao tiếp ban đầu. Trên nền tảng của cách nhìn thẳng, cộng thêm với cách nhìn theo hình vòng tròn có thể thu được hiệu quả tốt.
+ Thứ ba là cách nhìn điểm. Đó là cách nhìn ngẫu nhiên, ánh mắt chăm chú quan sát một người riêng biệt, hoặc một góc riêng biệt. Đây là cách nhìn có chủ ý của giáo viên nhằm gây một hiệu ứng nào đó, chẳng hạn, đối với người nghe chăm chú thì phương pháp này có tác dụng dẫn dắt, còn đối với người nghe chưa tập trung thì có tác dụng phê bình, nhắc nhở.
+ Thứ tư là cách nhìn lướt. Đây là cách mà có vẻ như giáo viên đang nhìn học viên nhưng thực sự là không thấy các em. Tại sao như vậy? Lớp học có nhiều học viên và mỗi em có những biểu hiện thái độ khác nhau như cười, ngáp, nhăn mặt, đăm chiêu… khi ngồi nghe giảng. Người thầy khi nói thì có thể bị phân tâm khi chứng kiến những biểu lộ như vậy, nhất là giáo viên mới, nhưng nếu khi giảng mà không nhìn học viên thì lại không đạt hiệu quả cao nhất có thể. Và để tránh bị mất tập trung khi giảng thì giáo viên có thể áp dụng cách nhìn này. Khi đó học viên có cảm tưởng như thầy đang nhìn mình, nhưng thực ra người thầy “nhìn” mà không thấy và đang rất tập trung vào bài giảng.
Cuối cùng là cách nhắm mắt. Khi cần thể hiện một tình cảm hay thái độ nào đó thì người nói có thể nhắm mắt tạm thời và im lặng trong một khoảnh khắc. Ví dụ có thể dùng cách nhắm mắt tạm thời này để thể hiện niềm tiếc thương đối với những hy sinh, mất mát hoặc thể hiện sự khâm phục đối với những người có cống hiến to lớn…
– Nụ cười và biểu hiện của khuôn mặt
Nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Roussau đã từng nói: “Nụ cười là một loại thuốc trấn tĩnh không có tác dụng phụ”. Nụ cười là biểu hiện tốt đẹp của khuôn mặt và là biểu hiện của sự tự tin. Khi đang thuyết trình mà mỉm cười thì có thể xây dựng nên mối quan hệ hài hòa với người nghe, xóa đi bức tường tâm lý ngăn cách giữa thầy và trò, góp phần tạo nên sự nhẹ nhõm trong lớp học, hạn chế sự căng thẳng khô khan không cần thiết, nhất là khi phải truyền đạt những lý luận khoa học mang tính hàn lâm và trừu tượng.
Ngoài ra khi nói cần chú ý đến biểu hiện của khuôn mặt, không những phải tự nhiên mà còn phong phú và sinh động. Nếu từ đầu đến cuối tiết học, khuôn mặt thầy giáo lúc nào cũng trơ ra, không hề có chút biểu hiện tình cảm nào, thì chỉ giống như một pho tượng biết nói. Như thế sẽ không khơi dậy một tình cảm gì nơi người nghe, cũng không đem lại cho người nghe điều gì, đừng nói gì đến tác dụng truyền thụ. Lại có người tuy khuôn mặt cũng có biểu hiện tình cảm nhưng lại thiếu sự thay đổi hoặc biểu hiện thái độ giả tạo, cố làm ra vẻ. Biểu hiện khuôn mặt vừa phải tự nhiên, vừa phải thay đổi nhiều. Như thế thì học viên mới cảm thấy thoải mái, bài học mới thêm sinh động và dễ đi vào lòng người nghe.
– Chú ý đến hành động của tay
Động tác tay tự nhiên và ổn định có thể giúp cho giáo viên trình bày vấn đề một cách bình tĩnh; động tác tay nhanh và mạnh có thể giúp cho tình cảm diễn giả thăng hoa, bay bổng hòa mình vào bài giảng. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về các kiểu và công dụng của động tác tay, điều đó giúp chúng ta sử dụng linh hoạt ngôn ngữ này của cơ thể, góp phần tăng hiệu quả thuyết trình.
Về đại thể, có bốn kiểu động tác tay. Kiểu thứ nhất là kiểu chỉ thị. Chủ yếu là chỉ những số lượng cụ thể, đây là động tác mà người nói có thể đếm hoặc chỉ chính xác vào một người hoặc một vật đang hiện diện ở trong cuộc nói chuyện, đem lại nhận thức trực quan cho người nghe. Đây là cách dùng tay thường xuyên nhất và cũng ở mức độ thấp nhất của người giáo viên.
Kiểu thứ hai là kiểu mô phỏng (mô tả), đây là kiểu mà giáo viên vừa nói vừa dùng hai tay minh họa và mô tả sự vật hiện tượng nào đó, cung cấp cho người nghe một sự hình dung cụ thể hơn. Cách này đòi hỏi người nói phải nhuần nhuyễn vấn đề cần trình bày, có thể lộn xuôi hay lật ngược vấn đề mà vẫn giữ được trọng tâm của nó.
Kiểu thứ ba là kiểu tình cảm, đây là kiểu mà người nói dùng tay để biểu hiện tình cảm và lan tỏa tình cảm đến người nghe. Kiểu dùng tay này thường thấy ở những người giáo viên lâu năm, có vốn sống phong phú. Người thầy biết cách thả hồn mình vào bài giảng và bộc lộ cảm xúc đúng lúc. Khi đôi tay của họ kết hợp với ngôn từ bay bổng và giọng nói có tốc độ và thanh điệu phù hợp sẽ làm cho những lý luận vốn “khô như ngói” trở nên mềm mại hơn.
Tuy nhiên không phải vận dụng tay lúc nào cũng đem lại hiệu quả, không được lạm dụng mà phải sử dụng đúng mực. Không nên sử dụng quá nhiều động tác tay dẫn đến huơ tay, vung tay, biên độ của hai tay cũng không được quá lớn. Động tác tay cũng tạo ấn tượng như ánh mắt, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ mất đi sức mạnh tình cảm của nó. Nói chung, động tác tay tự nhiên và ổn định có thể giúp cho người nói thuyết minh vấn đề một cách bình tĩnh; động tác tay nhanh và mạnh có thể giúp cho tình cảm diễn giả thăng hoa.
Trên đây là những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ cơ thể, trong quá trình nói, ngôn ngữ cơ thể mà người thuyết trình biểu hiện có thể còn nhiều yếu tố khác hết sức đa dạng như lắc đầu, nhún vai, cúi người…Ngoài ra không thể xem nhẹ vai trò của ngôn từ và giọng nói trong khi thuyết trình. Chúng cùng với ngôn ngữ cơ thể tạo nên một bài thuyết trình có sức hút tuyệt vời./.
Trần Hoàng Long- Bộ môn Pháp luật