Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy trong các trường CAND

           BỘ CÔNG AN                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ CAND                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1700/X11-X14 Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2015

HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUY CHẾ ĐÀO TẠO
TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY
TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Ngày 09/7/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Quy chế 22). Về nguyên tắc, các cơ sở đào tạo trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là các trường Công an nhân dân) quán triệt và thực hiện theo Quy chế này; đồng thời để đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ưong Công an nhân dân, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân hướng dẫn thực hiện thống nhất một số vấn đề sau:
1. Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (Điều 2)
Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Bộ Công an.
2. Học phần bắt buộc, tự chọn (khoản 2 Điều 3)
a) Kết quả đánh giá các học phần Giáo dục quốc phòng – an ninh và học phẩn Giáo dục thể chất thuộc chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trong Công an nhân dân được tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, trung bình chung tích lũy, xếp loại tốt nghiệp để đảm bảo tính chất, yêu câu và đặc thù về mục tiêu đào tạo ừong Công an nhân dân.
b) Hiệu trưởng xác định số học phần, nội dung kiến thức, kỹ năng thuộc khối kiến thức tự chọn theo quy định hiện hành của Bộ Công an.
3. Điểm thi kết thúc học phần (khoản 3 Điều 3)
Học phần có điểm đạt yêu cầu hoặc đã hoàn thành trong chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trong các trường Công an nhân dân ià học phần mà học sinh có điểm học phẩn đạt từ 5.0 điềm trả lên và điểm thi kết thúc học phần đạt từ 4.0 điểm trở lên theo thang điểm hệ 10.
4. Thời gian đào tạo (Điều 4)
a) Thời gian đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp trong Công an nhân dân là hai năm học.
b) Không thực hiện thời gian tối đa để học sinh hoàn thành chương trinh trong các trường Công an nhân dân, trừ trường hợp được phép nghỉ học
Tạm thời vì lý do sức khỏe phải dừng tiến độ học tập nhưng không quá một năm học.
5. Kế hoạch đào tạo (khoản 1 Điều 5)
Ke hoạch đào tạo đối với từng khóa học, năm học; học kỳ (bao gồm cả lịch thi) sau khi Hiệu trưởng phê duyệt phải gửi về Tổng cục Chính tn Công an nhân dân (qua XI4) để quản lý chung theo quy định của Bộ Công an.
6. Chuyển ngành, chuyên ngành đào tạo (Điều 6)
Việc chuyển ngành, chuyên ngành đào tạo của học sinh thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Công an về công tác quản lý, giáo dục học viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân.
7. Học cùng lúc hai chương trình (khoản 2 Điều 7)
Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trong các trường Công an nhân dân không tổ chức học cùng lúc hai chương trình. Căn cứ vào điều kiện, nhu cầu thực tế Hiệu trưởng có thể tổ chức đào tạo các môn học thêm theo chương trinh ngoại khóa, thu học phí theo quy định như các trường hợp học lại và cấp chứng chỉ.
8. Nghỉ học tạm thời (Điều 8)
Học sinh được nghi học tạm thời và bảo lưu điểm học tập theo quy định hiện hành của Bộ Công an về công tác quản lý, giáo dục học viên các học vĩện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân. Đối với trường hợp nghỉ học tạm thời vì iý đo sức khỏe phải điều trị thời gian dài tại bệnh viện, Hiệu trường căn cứ vào kết luận của cơ quan y tể có thẩm quyền để giải quyết cho thôi học nếu không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để tiếp tục học tập theo quy định.
9. Buộc thôi học, tự thôi học (khoản 2, 3 Điều 9)
a) Học sinh vi phạm vào một ừong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 9 thi bị buộc thôi học và xử lý theo quy định hiện hành về công iác quàn lý, giáo dục học viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân (không thực hiện điểm d, khoản 2 Điều 9).
b) Việc cho thôi hộc đối với học sinh quy đinh tại khoản 3 Điều 9 thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Công an về công tác quản lỷ, giáo dục học viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân.
10. Chuyển trường (khoản 1, khoản 2 Điều 10)
Việc chuyển trường quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 của học sinh thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Công an về công tác quản lý, giáo dục học viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân.

11. Thang điểm đánh giá (Điều 12)
Thang điểm chấm bài kiểm tra, bài thi là thang điểm hệ 10 (từ 0 đến 10); điểm chấm lẻ đến 0,5 và điểm trung bình bài kiểm tra, bài thi làm tròn đến một chữ sổ thập phân.
12. Miễn trừ học tập (khoản 1, khoản 2 Điều 13)
Chỉ thực hiện miễn học, giảm học, miễn thi theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 13 đối với học sinh đào tạo theo chương trình vừa lảm vừa học và đào tạo Trưởng Công an cấp xã trong các trường Công an nhân dân.,
13. Ra đề thi, chấm thi kết thúc học phần (Điều 16)
Việc ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi thực hiện theo quy trình của Bộ Công an ban hành và hướng dẫn của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
14. Điều kiện dự thi kết thúc học phần, học và thi lại (khoản 1, 3 Điều 17)
a) Học sinh đào tạo trung cấp chuyên nghiệp trong các trường Công an nhân dân ngoải các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17, riêng điểm trung bình chung các điểm kiểm tra phải đạt từ 4,0 trở lên.
b) Ngoài 2 học kỳ chính, Hiệu trường tổ chức 1 học kỳ phụ (vào các thời gian nghi hè, ngoài giờ hành chính) để học sinh thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 17 được học và thi lại học phần chưa đạt yêu cầu. Tiền thù lao trả giáo viên giảng bài, tổ chức thi do học sinh chi trả theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Công an về chế độ thanh toán vượt giờ và quy đổi giờ chuẩn.
15. Điểm trung bình chung học tập (khoản 4 Điều 18)
Học sinh các trường Công an nhân dân đạt giải trong các cuộc thi; là cán bộ lớp được cộng điểm thưởng vào điểm trung bình chung học tập để xét phân loại học viên theo quy định hiện hành của Bộ Công an về đánh giá kết quả rèn luyện và phân loại tập thể, cá nhân học viên các học viện, trường Công an nhân dân.

16. Môn thi tốt nghiệp (khoản 1 Điều 19)
a) Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối Nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát thi các môn: Giáo dục chính trị, Pháp luật và Nghiệp vụ ngành, chuyên ngành. Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc khối: kỹ thuật, hậu cần; phòng cháy, chữa cháy thi các môn: Giáo dục chính trị, Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp và Thực hành nghề nghiệp.
b) Nội dung các môn thi tốt nghiệp:
– Nội dung thi tốt nghiệp môn Giáo dục chính trị: là kiến thức tổng hợp từ các học phần môn Giáo dục chính trị theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của Bộ Công an, gồm phần lý luận cơ bản và phần liên hệ vận dụng vào công tác Công an.
– Nội dang thi tốt nghiệp môn Pháp luật: là kiến thức tổng hợp từ các học phần pháp luật theo chương trình đào tạo, gồm phần lý luận cơ bản và phần bài tập vận dụng.
– Nội dung thi tốt nghiệp môn Nghiệp vụ ngành, chuyên ngành: gồm tổng hợp phần lý thuyết cơ bản thuộc kiến thức nghiệp vụ cơ sở, nghiệp vụ ngành và chuyên ngành và phần bài tập vận dụng kiến thức chuyên ngành.
– Nội dung thi tốt nghiệp môn Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp: gồm phần lý thuyết cơ bản thuộc khối kiến thức cơ sở, kiến thức ngành, chuyên ngành theo chương trình đào tạo và phân bài tập vận dụng.
– Nội dung thi tốt nghiệp môn Thực hành nghề nghiệp: là nliững kỹ năng thực hành nghề nghiệp cơ bản, kỹ năng chuyên sâu thuộc khối kiến thức chuyên ngành (hoặc ngành nếu không phân chuyên ngành) theo chương trình đào tạo.
Trên cơ sở nội dung hướng dẫn và căn cứ nội dung chương trình đào tạo từng ngành, chuyên ngành để Hiệu trưởng quy định cụ thể phạm vi, nội dung, khối lượng kiến thức ôn, thi tốt nghiệp và tỷ lệ số điểm giữa các nội dung kiến thức.
17. Thời gian thi tốt nghiệp (khoản 2 Điều 19)
a) Thi tự luận: 150 phút.
b) Thi tự luận kết hợp với trắc nghiệm: 120 phút.
c) Thi trắc nghiệm: 90 phút.
d) Thi vấn đáp: học sinh có 15 phút chuẩn bị (không kể thời gian bốc thăm chọn đề) và tối đa 10 phút trả lời (kể cả ữả lời thêm).
e) Thi thực hành hoặc đối với các môn đặc thù: thời gian thi do Hiệu trưởng quyết định.
18. Kế hoạch thi tốt nghiệp (Điều 20)
Trước thời gian thi tốt nghiệp và thi lại tốt nghiệp 15 ngày, các trường phài gửi kế hoạch tổ chức thi tốt nghiệp, quyết định thành lập các Hội đồng thi tốt nghiệp về Tổng cục Chính tri Công an nhân dân (qua X14) để theo dõi, quản lý.
19. Điều kiện dự thi và số lần dự thi tốt nghiệp (Điều 21)
a) Ngoài những quy định về điều kiện dự thi tốt nghiệp theo khoản 1 Điều 21, học sinh trường Công an nhân dân bị kỷ luật vào năm cuối (chưa đến mức buộc thôi học), đến thời điểm xét dự thi tốt nghiệp phải được công nhận tiến bộ mới được dự thi tốt nghiệp.
b) Trường hợp học sinh bị kỷ luật không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp và trường hợp đến cuối khóa học, học sinh không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp do còn có học phần có điểm dưới 5.0, nhà trường điều động học sinh về Công an đơn vị, địa phương công tác và thực hiện chế độ chính sách thec quy định hiện hành của Bộ Công an như đối với học sinh chưa được công nhận tôt nghiệp.
Việc bố trí học và thi lại những học phần chưa đạt với khóa học sau, do nhà trường thông báo cho học sinh và phải được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị nơi học sinh công tác; kinh phí học, thi lại do học sinh chi trả theo mục 14 của Hướng dẫn này.
c) Học sinh chưa thực tập tốt nghiệp hoặc thực tập tốt nghiệp không đạt yêu cầu, nhà trường điều động học sinh về Công an đon vị, địa phương nơi sơ tuyển để thực hiện nhiệm vụ thực tập theo nội dung, yêu cầu thực tập tốt nghiệp của khóa học và thực hiện chế độ chính sách như đối với học sinh thực tập tốt nghiệp. Ket thúc thời gian thực tập, nếu học sinh đạt điểm theo quy định thì được nhà trường xét cho thi ở kỳ thi tốt nghiệp khác (cùng loại hình, trình độ đào tạo).
d) Các trường họp không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp, khi xét cho dự thi trong kỳ thi tốt nghiệp khác phải có đủ các điều kiện theo quy chế và Hướng dẫn này.
e) Nhà trường tổ chức thi ỉại tốt nghiệp cho học sinhcó môn thi không đạt yêu cầu, mỗi lần thi sau thời gian 6 tháng kể từ ngày trường công bổ kết quả thi tốt nghiệp của lẩn trước đó.
20. Tổ chức các hoạt động thi tốt nghiệp (khoản 2 Điều 21)
Tổng cục Chính trị Công an nhân dân thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức các hoạt động thi tốt nghiệp của nhà trường và thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định.
21. Điều kiện công nhận tốt nghiệp (khoản 1 Điều 23)
a) Ngoài trường hợp học sinh không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp theo điểm a khoản 1; học sinh các trường Công an nhân dân vi phạm bị xử lý kỷ luật trong thời gian ôn, thi tốt nghiệp từ hình thức khiển trách ừờ lên (trừ trường hợp buộc thôi học) không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp.
b) Học sinh không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp, nhà trường điều động về Công an đơn vị, địa phương công tác và thực hiện chế độ chính sách theo quy định hiện hành của Bộ Công an về phân công công tác đói với học viên tốt nghiệp, kết thúc khóa học tại các học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp Công an nhân dân.
– Đổi với học sinh không đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp theo điểm a khoản 1 được nhà trường thông báo tổ chức cho thi lại tốt nghiệp những môn chưa đạt yêu cầu nếu có nhận xét và đề nghị của Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương nơi đang công tác.
Đối với học sinh vi phạm kỷ luật, chỉ được xét công nhận tốt nghiệp khi được Công an đơn vị, địa phương công nhận tiến bộ và đề nghị nhà trường công nhận tốt nghiệp cho học sinh.
22. Cách tính điểm và xếp loại tốt nghiệp (Điều 24)
a) Điểm xếp loại tét nghiệp trong các trường Công an nhân dân ỉ à điểm trung bình chung học tập toàn khóa học theo quy định của Quy chế 22, trong đó bao gồm cả điểm các học phần Giáo dục quốc phòng – an ninh và học phần Giáo dục thể chất.
b) Không thực hiện cộng điểm thưởng (nếu có) vào điểm để xếp loại tốt nghiệp.
23. Xử lý học sinh vi phạm quy định về thi, kiểm tra (Điều 29)
Học sinh vi phạm quy định thi, kiểm tra xử lý theo quy chế; đồng thời bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành của Bộ Công an về công tác quản lý giáo dục học viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp Công an nhân dân.
24. Thực hiện quy chế
– Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BGDĐT, ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp đụng với các khóa tuyển sinh từ năm học 2014 – 2015 trở đi. Các khóa tuyển sinh trước ngày thông tư có hiệu lực được thực hiện theo Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT), ngày 01/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Các trường Công an nhân dân thực hiện Hướng dẫn này kể từ ngày ký, nhằm bổ sung trong việc thực hiện Quy chế đào tạo trung cấp chuyến nghiệp ban hành kèm theo Thông tư sổ 22/2014/TT-BGDĐT ngày 09/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo thực hiện phù hợp với đào tạo trung cấp chuyên nghiệp tại các trường Công an nhân dân.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị các trường Công an nhân dân báo cáo về Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (qua XI4) để hướng dẫn, bổ sung, sửa đổi kịp thời./.

TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)

Trung tướng Trần Bá Thiều

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *